Tranh cãi Thú nuôi ảo

Trẻ em chơi với chó điện tử Aibo của hãng Sony

Sự phổ biến của thú nuôi ảo tại Mỹ và các nhu cầu liên tục về sự chú ý đến những thú nuôi đòi hỏi, dẫn đến chúng bị cấm từ các trường học trên cả nước, một động thái đã đẩy nhanh sự suy giảm mức độ phổ biến của thú nuôi ảo. Bìa quyển tạp chí Mad Magazine trong số báo 362 tháng 10 năm 1997 cho thấy một khẩu súng đang chỉa vào một con thú nuôi ảo với khuôn mặt của Alfred E. Neuman và hàng chữ "Nếu bạn không mua quyển tạp chí này, chúng tôi sẽ giết con vật cưng ảo này!" được minh họa bởi Mark Fredrickson, trang bìa là bắt chước nhại lại bìa số tháng 1 năm 1973 của tờ National Lampoon miêu tả một khẩu súng nhắm vào đầu một chú chó thật cùng hàng chữ "Nếu bạn không mua tờ tạp chí này, chúng tôi sẽ giết con chó này."[3]

Thú nuôi ảo thay thế thú nuôi thật

Một số người cho rằng thú nuôi ảo có lợi thế vì một số lý do. Như một con thú nuôi ảo thế chỗ của một con vật cưng thực đảm bảo thú nuôi thực tế không phải chịu đau khổ, và nó được huấn luyện một cách đảm bảo trước khi nhận nuôi một con thú cưng thực. PETA đã gợi ý rằng động vật robot có thể giúp mọi người nhận ra là họ sẽ không phải bị ràng buộc trong việc chăm sóc động vật thực.[4] Một lập luận có sức thuyết phục là những con thú nuôi ảo có thể thay thế thành công một con thú cưng thật đối với trẻ em không thể chăm sóc cho một con vật nuôi thật, chẳng hạn như những người bị dị ứng.

Mối quan hệ với thú nuôi ảo

Có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa thú nuôi ảo và chủ sở hữu của chúng, và những tác động đến cảm xúc của mọi người. Ví dụ, Furby ảnh hưởng đến cách mọi người nghĩ về danh tính của họ, và nhiều trẻ em nghĩ rằng Furby đang sống theo "bản tính kiểu Furby" trong nghiên cứu của Sherry Turkle.[5]